Độc lập tài chính là gì? Làm sao để độc lập tài chính?

Độc lập tài chính là gì? Làm thế nào để Độc lập tài chính?

Thời gian đọc: 6 phút

Bản thân Tác giả đã có những cảm xúc và động lực mạnh mẽ khi hiểu rõ về khái niệm Độc lập tài chính và cách thức để đạt được nó cách đây ít lâu.

Khi gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp để hỏi họ rằng “Theo bạn thế nào là Độc lập tài chính?” thì đa số mọi người đều đưa ra những câu trả lời chung chung, không rõ ràng về khái niệm này.

Bài viết này hôm nay, Dr Tài Chính sẽ chia sẻ với bạn về khái niệm Độc lập tài chính vô cùng đơn giản, rõ ràng. Hãy đọc hết và chia sẻ cảm nhận xuống phía dưới phần bình luận nhé.

Mọi người thường nghĩ gì về Độc lập tài chính?

Đa số khi được hỏi “Thế nào là độc lập tài chính?” thì thường trả lời như thế này:

  1. Độc lập tài chính là khi mình có thể kiếm tiền để tự trang trải sinh hoạt phí cho bản thân, có thêm tiền để du lịch, mua sắm, biếu bố mẹ nếu có thể…
  2. Độc lập tài chính là khi mình không phụ thuộc vào ai, tự làm tự kiếm tiền, tự tiêu và tự tiết kiệm…
  3. Độc lập tài chính là khi mình có nhiều tiền rồi nên không cần phải đi làm lụng nữa, chỉ việc tận hưởng thôi…
  4. Độc lập tài chính là khi có 1 triệu đô hay 2 tỷ đồng hay…
  5. vân vân…mây mây…

Đó là những câu trả lời phổ biến nhất mà tôi thường được nghe từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân của mình và có lẽ bạn ít nhiều cũng có suy nghĩ giống như họ.

Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ như thế mà. Cho nên tôi đồng cảm với suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Cho tới khi được tiếp cận với khái niệm này vô cùng chi tiết, đơn giản, dễ hiểu của Mr Tuấn Đầu Tư thì tôi đã nhận ra rằng bao lâu nay tôi đã lầm. Và có thể bạn cũng thế.

Đó là: Những định nghĩa như bên trên, nếu bạn đạt được trong cuộc sống thì chỉ thể hiện rằng bạn đang Tự chủ về tài chính mà thôi chứ không phải Độc lập tài chính.

Hơn nữa, những định nghĩa bên trên vô cùng chung chung và không rõ ràng. Chính vì thế bạn sẽ chả có cảm xúc gì với mục tiêu Độc lập tài chính. Hoặc cho dù có mục tiêu đi nữa, bạn cũng không biết cách làm thế nào để đạt được.

Vậy Độc lập tài chính thực sự là gì?

Định nghĩa đúng đắn nhất về Độc lập tài chính đó là:

Độc lập tài chính là khi bạn có thu nhập thụ động bằng với chi phí sinh hoạt mỗi tháng!

Lưu ý: Thu nhập thụ động chứ không phải thu nhập chủ động nhé!

Định nghĩa này có thể gây bất ngờ với bạn vì lâu nay chúng ta ít khi nghĩ tới “thu nhập thụ động” và tầm quan trọng của nó với cuộc sống của mình.

Tiền chúng ta kiếm được từ lương, thưởng, hoa hồng hoặc kinh doanh đa số đều là Thu nhập chủ động chứ không phải thụ động.

Thu nhập thụ động là khi ta vẫn có thể kiếm tiền khi không hoặc dành rất ít thời gian cho nó.

Nếu công việc của bạn vẫn đang tiêu tốn của bạn nhiều thời gian mỗi ngày cho nó để giúp bạn kiếm được tiền thì Thu nhập đó là Thu nhập chủ động.

Như vậy, thu nhập chủ động phụ thuộc vào thời gian và sức khỏe của bạn, nếu bạn mất đi sức khỏe và không thể đi làm sẽ dẫn tới nguy cơ mất đi toàn bộ thu nhập.

Thu nhập mất đi nhưng chi phí thì vẫn còn sẽ khiến bạn rơi vào thảm họa tài chính.

Còn thu nhập thụ động thì ngược lại, bạn vẫn có thể kiếm được tiền ngay cả khi không đi làm. Một số nguồn thu nhập thụ động phổ biến có thể kể đến:

  • Lãi từ tiền gửi ngân hàng
  • Lợi nhuận từ việc Ủy thác đầu tư cho các Quỹ đầu tư
  • Lãi từ việc mua Trái phiếu
  • Tiền thu được từ việc cho thuê nhà, thuê bất động sản
  • Lợi nhuận đến từ việc góp vốn kinh doanh (nhưng không phải dành nhiều thời gian để duy trì kinh doanh)

Ví dụ cụ thể:

Nếu bạn đang có chi phí sinh hoạt mỗi tháng là 15 triệu đồng thì bạn sẽ đạt trạng thái Độc lập tài chính khi bạn có được Thu nhập thụ động hàng tháng từ 15 triệu đồng trở lên.

Theo thống kê, nếu một người kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt, kèm theo đó là kế hoạch đầu tư đúng đắn thì có thể đạt trạng thái Độc lập tài chính ở tuổi 40.

Độc lập tài chính mang lại gì cho bạn?

Bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân sẽ đạt được nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống nếu có được trạng thái Độc lập tài chính theo đúng khái niệm trên:

  • Bạn sẽ không còn bị phụ thuộc vào việc bắt buộc phải kiếm tiền để “lo miếng cơm manh áo”
  • Bạn có nhiều thời gian hơn để làm những điều bạn thực sự thích trong cuộc sống
  • Bạn có cơ hội lớn để trở nên Tự do tài chính sớm hơn hàng tỷ người trên thế giới
  • Bạn có thể phụng dưỡng cha mẹ tốt hơn
  • Bạn có thể chăm sóc gia đình tốt hơn, con cái của bạn được hưởng những lợi ích tốt hơn
  • Bạn ít gặp stress trong công việc và cuộc sống, bạn sẽ thăng hoa hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào tham gia
  • Cuộc đời của bạn trở nên thoải mái, hạnh phúc và thú vị hơn rất nhiều
  • Bạn lọt vào Top 10% tinh hoa của thế giới

Với cá nhân tác giả: Tôi luôn mong muốn bản thân trong thời gian tới sẽ đạt trạng thái Độc lập tài chính Tự do tài chính để có thể thực hiện giấc mơ của mình. Đó là đi du lịch khắp nơi, quay Vlog chia sẻ về chuyến đi và trải nghiệm..

Nhưng để thực hiện được điều đó trọn vẹn, tôi cần có thu nhập thụ động để đủ trang trải các chi phí. Tôi cần được Độc lập tài chính!

Đó là những cảm xúc mà tôi có được khi hiểu rõ về khái niệm này. Còn bạn thì sao?

Tiết kiệm tiền thế nào thì hiệu quả? Cách nào tốt nhất?

Làm gì để Độc lập tài chính?

Rõ ràng bạn và tôi đều thấy rằng để Độc lập tài chính không hề dễ dàng chút nào. Chặng đường này vô cùng thử thách và khó khăn.

Nhưng quả ngọt đang chờ chúng ta ở vạch đích. Hãy cùng nhau nỗ lực nào.

Đây là cách để chúng ta có thể Độc lập tài chính trước khi chúng ta quá già:

Hãy kiếm thật nhiều tiền. Hãy tiết kiệm tối đa số tiền mình có. Hãy đầu tư số tiền đó một cách cẩn trọng. Hãy học thật nghiêm túc về Tài chính và Đầu tư… (Tôi sẽ viết chi tiết về chủ đề này ở các bài sau).

Lấy ví dụ lúc nãy:

Nếu Chi phí hàng tháng của tôi là 15 triệu/ tháng và tôi muốn Độc lập tài chính?

Và tôi chọn cách tạo thu nhập thụ động trong tương lai đó là Cho thuê nhà.

Tại Hà Nội hay HCM, một căn nhà/ bất động sản để có thể cho thuê và thu tiền đều đặn 15 triệu mỗi tháng thì ngôi nhà đó giá trị khoảng 4-6 tỷ đồng. Tạm lấy trung bình là 5 tỷ đồng.

Giả sử năm nay tôi 30 tuổi, đặt mục tiêu 45 tuổi sẽ Độc lập tài chính thì tôi có 15 năm để kiếm cho đủ tiền mua nhà.

Giá nhà sẽ là 5 tỷ đồng (chưa tính các yếu tố khiến giá nhà tăng giảm trong tương lai)

=> Việc của tôi bây giờ là lên kế hoạch kiếm tiền, tiết kiệm, đầu tư để 15 năm sau có đủ 5 tỷ đồng để mua nhà và cho thuê lại là OK!

Còn kiếm tiền như thế nào, bạn theo dõi các chủ đề sau nhé!

Mọi thứ đã rõ ràng và cụ thể hơn với bạn hay chưa?

5 Sai lầm trong Quản lý tài chính cá nhân của người Việt

Kết bài:

Bài viết này cung cấp cho bạn góc nhìn mới về Độc lập tài chính và cung cấp những ý tưởng đơn giản nhất để bạn đạt được mục tiêu trước khi chúng ta trở nên già đi.

Tôi biết bạn đang quan tâm nhiều hơn về Việc kiếm tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý tiền làm sao để có thể hiện thực hóa giấc mơ đó.

Đừng vội vã. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Dr Tài Chính nhé.

Tôi hứa sẽ chia sẻ với bạn mọi điều tôi biết và tôi làm.

Tiếc cho tôi vì tôi nhận ra khái niệm Độc lập tài chính quá muộn, nhưng mừng cho bạn vì hôm nay bạn đã có Doctor Tài Chính của riêng mình.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, hãy chia sẻ cảm nhận của mình dưới comment nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x