Test khau vi rui ro dau tu

Khẩu vị rủi ro đầu tư là gì? Làm bài test để biết điểm số của bạn

Thời gian đọc: 4 phút

Mỗi nhà đầu tư sẽ khác nhau ở rất nhiều yếu tố: Vốn, kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ… trong đầu tư. Điều đó dẫn tới khẩu vị đầu tư của mỗi Nhà đầu tư cũng khác nhau.

Những ai chưa từng đầu tư thường sẽ có khẩu vị đầu tư an toàn.

Ngược lại, những ai đã có kinh nghiệm đầu tư sẽ có xu hướng thích sự mạo hiểm, chấp nhận rủi ro cao hơn đi cùng với cơ hội có lợi nhuận cao.

Việc xác định khẩu vị rủi ro trong đầu tư mang tính tham khảo, giúp những ai chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư biết được mình đang ở đâu và nên đầu tư chỗ nào.

5 mức độ để đánh giá khẩu vị rủi ro trong đầu tư

Mức 1: Rất thận trọng

Phù hợp với việc giữ tiền trong những kênh truyền thống như: Ngân hàng, Vàng.

Mức 2: Thận trọng

Chủ yếu quan tâm tới việc bảo toàn vốn như mức thận trọng, cộng thêm Bất động sản có đầy đủ pháp lý.

Mức 3: Trung bình

Phân bổ tài sản đầu tư đa dạng hơn: Trái phiếu, Cổ phiếu, Tiền gửi, Đầu tư kinh doanh…

Mức 4: Trung bình cao -> Cao

Đầu tư bất động sản dòng tiền, tiền điện tử, chứng khoán, ngoại hối…

Mức 5: Rất cao

Nhóm này bị hấp dẫn bởi những cơ hội đầu tư sinh lời cao và họ chấp nhận ngưỡng rủi ro cao khi đầu tư. Sẵn sàng dùng đòn bẩy tài chính.

5 Sai lầm trong Quản lý tài chính cá nhân của người Việt

Làm bài Test đánh giá khẩu vị rủi ro trong đầu tư của bạn

Bạn hãy lấy 1 tờ giấy nhỏ, ghi lại số điểm đạt được ở từng câu sau đây, sau đó bạn cộng lại tổng điểm để đánh giá nhé!


1. Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất về bạn?

(4 điểm) Dưới 35 tuổi, rất ít nghĩa vụ phải trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (dưới 30% thu nhập dùng để chi trả)

(2 điểm) Dưới 35 tuổi, có nghĩa vụ phải chi trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (30%-60% thu nhập dùng để chi trả)

(5 điểm) Từ 35-55 tuổi, rất ít nghĩa vụ phải trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (dưới 30% thu nhập dùng để chi trả)

(3 điểm) Từ 35-55 tuổi, có nghĩa vụ phải trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (30%-60% thu nhập dùng để chi trả)

(3 điểm) Đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu, rất ít nghĩa vụ phải trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (dưới 30% thu nhập dùng để chi trả)

(1 điểm) Đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu, có nghĩa vụ phải trả các khoản vay và các khoản chi tiêu lớn (30%-60% thu nhập dùng để chi trả)


2. Bạn có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán trong bao lâu?

(0 điểm) Không có kinh nghiệm

(1 điểm) Ít hơn 1 năm

(2 điểm) Từ 1 năm đến 3 năm

(3 điểm) Từ 3 năm đến 5 năm

(4 điểm) 5 năm hoặc hơn


3. Trong 3 năm gần đây, bạn có đầu tư vào sản phẩm đầu tư nào sau đây?

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời phù hợp với mình, câu trả lời có số điểm cao nhất sẽ được tính)

(1 điểm) Trái phiếu chính phủ

(2 điểm) Ngoại tệ/ Vàng

(3 điểm) Quỹ cân bằng

(5 điểm) Cổ phiếu/ Quỹ ETF/ Quỹ cổ phiếu

(7 điểm) Quỹ trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao/ Chứng khoán phái sinh/ Đầu tư bằng nguồn tiền vay/ Tiền điện tử

(0 điểm) Không có đầu tư vào các sản phẩm trên


4. Trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường, bạn định nắm giữ khoản đầu tư trong bao lâu?

(1 điểm) Ít hơn 1 năm

(2 điểm) Từ 1 năm đến 3 năm

(3 điểm) Từ 3 năm đến 5 năm

(4 điểm) Từ 5 năm đến 8 năm

(6 điểm) 8 năm hoặc hơn

Quy tắc tài chính 50/30/20 – Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

5. Trong vòng một năm đầu tư, bạn có thể chịu đựng được mức biến động lên xuống nào sau đây?

(1 điểm) Khoảng 5% (tỷ suất sinh lời kỳ vọng tương đương với lãi suất tiền gửi ngân hàng)

(2 điểm) Khoảng 10% (tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng)

(3 điểm) Khoảng 15% (tỷ suất sinh lời kỳ vọng tương đương với tỷ suất sinh lời trên thị trường chứng khoán)

(5 điểm) Khoảng 25% (tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn tỷ suất sinh lời trên thị trường chứng khoán

(7 điểm) Trên 25% (tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời trên thị trường chứng khoán)


6. Mục tiêu đầu tư của bạn là gì?

(1 điểm) Đầu tư nhằm bảo toàn vốn – không quan tâm quá nhiều tới tỷ suất sinh lời của khoản đầu tư, lỗ phải ở mức thấp nhất

(2 điểm) Đầu tư để có một ít thu nhập – thu nhập thấp hoặc chỉ cao hơn mức lạm phát

(3 điểm) Đầu tư để có thu nhập và để tăng giá trị khoản đầu tư

(4 điểm) Đầu tư nhằm vào mục đích tăng trưởng giá trị của khoản đầu tư

(5 điểm) Đầu tư nhằm vào mục đích tăng trưởng giá trị của khoản đầu tư một cách cao nhất và chấp nhận các sản phẩm đầu tư có rủi ro cao

Giờ hãy tính tổng điểm bạn có sau 6 câu hỏi nhé!

Cách đọc kết quả:

MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI ROĐIỂM
Rất thận trọng4-10 điểm
Hoặc tổng điểm cho câu 5 và 6 là 2
Thận trọng11-13 điểm
Hoặc tổng điểm cho câu 5 và 6 là 3
Trung Bình14-18 điểm
Hoặc tổng điểm cho câu 5 và 6 là 4
Trung bình cao – Cao19-29 điểm
Rất cao30-34 điểm

Tổng kết:

Bài viết ngày hôm nay đã hướng dẫn bạn cách xác định khẩu vị rủi ro cho đầu tư của mình rồi đó. Hãy thực hành ngay để biết khẩu vị của mình ra sao nhé.

Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo trên Drtaichinh.com để học những bài học bổ ích về Tài chính và đầu tư.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x