quy tac tai chinh 503020

Quy tắc tài chính 50/30/20 – Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Thời gian đọc: 5 phút

Người trẻ có rất nhiều cơ hội kiếm tiền bởi không những có trí tuệ, sức khỏe mà họ còn vô cùng sáng tạo…nên việc có thu nhập cao không phải là vấn đề quá khó. Thế nhưng, không ít người rơi vào tình trạng quản lý tài chính cá nhân không hiệu quả, dẫn đến áp lực về tiền và chi tiêu. 

Nếu bạn đang loay hoay tìm cách quản lý tài chính cá nhân nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì quy tắc 50/30/20 sẽ giúp bạn quản lý thu chi đơn giản, hiệu quả và phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý nhất.

Hãy tìm hiểu quy tắc 50/30/20 cùng Dr Tài chính qua bài viết này nhé!

Quy tắc tài chính 50/30/20 là gì?

Quy tắc 50/30/20 được đề cập trong cuốn sách: “All your worth: The ultimate lifetime money plan” năm 2005 do thượng nghị sĩ Elizabeth Warren giới thiệu. 50/30/20 là phương pháp quản lý tài chính thông minh, đơn giản và dễ hiểu nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả.

Quy tắc tài chính 50/30/20 sẽ phân chia thu nhập của bạn thành 3 nhóm chính, với tỷ lệ 50% – 30% – 20%. Các nhóm được phân chia đều dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà bất kỳ ai cũng từng gặp trong vấn đề chi tiêu.

Do đó, quy tắc 50/30/30 sẽ giúp bạn tạo nên kế hoạch quản lý tiền đơn giản và dễ hiểu để thực hiện. Dưới đây là các nhóm chi tiêu chính:

Nhóm nhu cầu thiết yếu – 50% thu nhập

Trung bình mỗi tháng bạn sẽ phải bỏ ra 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu và các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập và làm việc. Với nhóm này, nhu cầu thiết yếu của mỗi người gần như là giống nhau, cơ bản và cần thiết không thể cắt giảm được.

Các chi phí thiết yếu sẽ bao gồm những khoản chi cần thiết như: tiền thuê nhà, ăn uống chính, quần áo, xe cộ, nhu yếu phẩm, tiền điện nước, bảo hiểm y tế, tiền học cho con, bỉm sữa,… 

Bạn cần xác định nhu cầu tối ưu quan trọng trong nhóm thiết yếu này để chi tiêu. Bạn cần lên kế hoạch và quản lý chi tiêu sao cho tổng chi cho chi phí thiết yếu không lớn hơn con số 50% thu nhập.

Trường hợp  danh mục này chiếm quá nửa thu nhập của bạn, bạn cần xem xét lại các khoản chi tiêu của mình và cân nhắc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp hơn. (ví dụ: bạn chú ý hơn trong việc tiết kiệm điện, nước, điện thoại để giảm tiền hóa đơn xuống)

Quỹ khẩn cấp là gì? Xây dựng Quỹ dự phòng khẩn cấp thế nào?

Nhóm dành cho tiết kiệm và đầu tư – 20% thu nhập

Dù thu nhập của bạn là cao hay thấp thì bạn cũng phải dành 20% cho đầu tư và tiết kiệm vì đây chính là khoản tiết kiệm và đầu tư sinh lời cho tương lai. Ngoài ra, đây còn là khoản tích lũy dự phòng cho dài hạn, đề phòng những trường hợp rủi ro bất trắc trong cuộc sống.

Một lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia rằng: Bạn nên có ít nhất từ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt phòng trừ các trường hợp mất việc hoặc biến cố bất ngờ xảy ra. 

>> Đọc thêm: Cách xây dựng Quỹ dự phòng khẩn cấp

Tiết kiệm là điều cần thiết mà các bạn trẻ cần bắt đầu thực hiện, tạo thói quen tốt cho tương lai an toàn. Tuy nhiên, tiết kiệm phải đi đôi với đầu tư, bạn không nên để tiền hoàn toàn trong tài khoản tiết kiệm.

Tiền cần được sử dụng đầu tư sinh lời theo một hình thức nào đó, lưu ý chọn kênh đầu tư an toàn, hiệu quả để đa dạng nguồn thu và nâng cao thu nhập, tạo ra nguồn thu nhập thụ động. 

>> Đọc thêm: Tự kiểm tra để biết khẩu vị đầu tư của bạn là gì?

Nhóm chi tiêu cá nhân – 30% thu nhập

Chi tiêu cá nhân được xem là những nhu cầu nằm ngoài mục những hàng hóa không thiết yếu của bản thân. 30% thu nhập cho nhóm này có thể là những bữa tối thịnh soạn, những chuyến du lịch, những buổi tụ họp bạn bè, điện thoại mới, quần áo mới,…

Sau những giờ làm việc vất vả và căng thẳng, việc phục vụ cho nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là điều rất quan trọng nuôi dưỡng tinh thần thoải mái giúp bạn làm việc hiệu quả hơn…

Tuy nhiên, khoản chi này thường biến động vào mỗi tháng tùy thuộc vào sở thích cá nhân và cảm xúc của mỗi người. 

Thường thì chính những mục này lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của bạn trong tương lai. Vậy nên, bạn cần duy trì mức chi tiêu cá nhân không nên vượt quá con số 30%, bạn nên tìm cách để giảm tỷ lệ phần này xuống càng nhiều càng tốt.

>> Đọc thêm: 5 sai lầm của người Việt về quản lý tài chính cá nhân

Làm gì để Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

Cách vận dụng quy tắc tài chính 50/30/20 hiệu quả

Để lên kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với quy tắc 50/30/20, bạn cần trang bị một vài bí kíp sau:

Phân tích thói quen chi tiêu và nhu cầu cần thiết

Trước tiên, cần phân tích thói quen chi tiêu, xác định nhóm nhu cầu cần thiết gần như không thể cắt bỏ, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bạn.

Phân tích thói quen chi tiêu hiện tại sẽ giúp bạn thấy được lỗ hổng trong quản lý tài chính cá nhân. Chẳng hạn hóa đơn tiền nước tháng này của bạn tăng vọt, gấp đôi tháng trước, vượt quá ngưỡng chi trả và cân đối chi tiêu các nhu cầu khác. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục tình trạng này để điều chỉnh lại mức chi tiêu.

>> Đọc thêm: Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là như thế nào?

Ngoài ra, bạn nên xem xét các danh mục chi tiêu trong nhu cầu cần thiết, ưu tiên việc quan trọng nhất, cần thiết và bắt buộc thực hiện. Từ đó, điều chỉnh phù hợp để khoản chi tiêu này dưới 50% thu nhập mỗi tháng.

Lên kế hoạch cho tương lai dài hạn

Trong chúng ta, ai cũng sẽ có ước mơ, mục tiêu, kế hoạch cho tương lai như mua nhà riêng, nghỉ hưu sớm, mua xe sang,…Để thực hiện được những mục tiêu đó, bạn cần có kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả.

Lên kế hoạch cho tương lai giúp bạn có động lực phấn đấu, vạch ra kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, rồi chi tiết hóa dần hành động. Đồng thời, các dự định này sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lời và tối ưu hóa số tiền đó.

Quỹ Mở Manulife – Đầu Tư Thông Minh Cho Tương Lai

Tính tổng thu nhập và phân chia chi tiêu

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, từng mức lương khác nhau sẽ có mức thu nhập khác nhau. 

Sau khi tính được tổng thu nhập bạn nên phân chia theo quy tắc 50/30/20. Tuy nhiên, cần dựa vào tình hình tài chính hiện tại của bạn để điều chỉnh sao cho phù hợp.

Phân bổ 50% tiền cho nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy và đầu tư, 30% cho nhu cầu cá nhân. Tùy tổng thu nhập của mỗi người, nhu cầu sinh hoạt, nhà ở hay sở thích cá nhân mà có thể điều chỉnh để phần tích lũy và đầu tư cao hơn.

Hãy nhớ, tích lũy càng sớm càng tốt cho tương lai của bạn, kể cả số tiền tích lũy hiện tại không nhiều.

>> Đọc thêm: Làm sao để tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tổng kết:

Như vậy, quy tắc tài chính 50/30/20 là phương pháp thông minh giúp bạn xây dựng được ngân sách phù hợp và hiệu quả.

Nếu bạn muốn sống cuộc sống thoải mái, nghỉ hưu sớm hơn và tự do tài chính trong tương lai thì áp dụng ngay quy tắc 50/30/20 “thần thánh” này nhé.

Hy vọng qua bài viết này, Dr Tài chính đã đem đến nhiều thông tin hữu ích trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Khoá học Đầu tư chứng khoán miễn phí: Học 3 buổi Online hoàn toàn miễn phí!

5/5 - (3 bình chọn)
5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Doctor Tài Chính
Admin
1 năm trước

Bạn cảm nhận gì về nội dung bài viết? Hãy chia sẻ cho tác giả cùng toàn bộ bạn đọc nhé!

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x