quy tac 6 chiec lo tai chinh

Quy tắc 6 Chiếc lọ tài chính cá nhân – Quản lý chi tiêu đơn giản, hiệu quả

Thời gian đọc: 6 phút

Giữ tiền luôn là vấn đề khó khăn với nhiều người bởi cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu khiến cho ngân sách bị thâm hụt. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc? Bạn luôn rơi vào tình trạng “thiếu trước hụt sau”? Bạn muốn sớm tự do tài chính để thảnh thơi hơn trong cuộc sống nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu? 

Hãy xem ngay bài viết sau, Dr Tài chính sẽ chia sẻ bí quyết “6 chiếc lọ tài chính” giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn. 

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính được sáng tác bởi Harv Eker – người sáng lập công ty chuyên ngành chính là đào tạo, trang bị các kiến thức, tư duy, giải pháp về tài chính, đầu tư.

Quy tắc 6 chiếc lọ đã được rất nhiều người trên thế giới ứng dụng và đạt được thành công trong việc quản lý chi tiêu cá nhân.

Ở phương pháp này, bạn sẽ chia nhỏ số tiền của mình thành các mức tỷ lệ khác nhau vào 6 hũ quản lý tiền bạc với các nguyên tắc riêng biệt. “Chiếc lọ tài chính” này sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng quản lý tài chính, lập kế hoạch và sử dụng dòng tiền một cách hợp lý mà không lãng phí.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính – Quản lý đơn giản, hiệu quả

Lọ 1: Chi tiêu cần thiết – Necessity account (55% thu nhập)

Chiếc lọ tài chính đầu tiên chiếm 55% thu nhập sẽ cung cấp chi phí cho các hoạt động thường ngày của bạn như: tiền mua sắm, tiền nhà, ăn uống, tiền điện, nước, sinh hoạt, xe cộ,…

Các chi tiêu thiết yếu chiếm phần lớn trong khoản chi của mọi người. Chiếc lọ này đảm nhiệm chi trả  mọi thứ bạn cần trong cuộc sống thường ngày.

Mức sống và thói quen sinh hoạt của mỗi người là khác nhau, vậy nên bạn cần điều chỉnh trong giới hạn phù hợp để duy trì cuộc sống ổn định hơn.

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn – Long term saving for spending account (10% thu nhập)

Chiếc lọ tài chính này được tích lũy dành cho những kế hoạch dài hạn, ước mơ của mỗi người trong tương lai, chẳng hạn như mua nhà, đám cưới, mua xe, kinh doanh riêng,…

Khi đã có một khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ trở nên an tâm hơn, dễ dàng thực hiện những dự định của bản thân , ứng phó kịp thời với những tình huống khó khăn bất ngờ như bệnh tật, rủi ro công việc, xe cộ,…

Tất nhiên, vấn đề quan trọng nhất không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn tiết kiệm được bao nhiêu và lên kế hoạch chi tiêu như thế nào để đạt được độc lập tài chính mà bạn mong muốn.

>>Tìm hiểu thêm: Độc lập tài chính là gì?

Lọ 3: Qũy tự do tài chính – Financial freedom account (10% thu nhập)

Mục tiêu của quỹ tự do tài chính giúp bạn không phụ thuộc vào nguồn thu nhập duy nhất là công việc để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hay sở thích cá nhân. Có thể hiểu cách khác, tiền trong chiếc lọ này sẽ được sử dụng để sinh lợi, tạo ra thu nhập thụ động.

Bạn có thể dùng quỹ này để đầu tư chứng khoán, giao dịch cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, mua bảo hiểm,… Với lợi nhuận thu được từ việc đầu tư, bạn sẽ có thêm một khoản ngân sách dùng cho những việc cần thiết, đột xuất mà không đảo lộn trật tự dòng tiền.

Lọ 4: Qũy giáo dục – Education account (10% thu nhập)

Chiếc lọ này nhằm giúp bạn nâng cao trình độ học vấn và phát triển bản thân. Vậy nên bạn có thể coi số tiền này như một khoản đầu tư vào bản thân.

Bạn có thể học ngôn ngữ mới, mua sách, tham gia các buổi chia sẻ của chuyên gia hay tham gia các khóa học kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc hay sở thích của bạn.

Số tiền bạn đầu tư cho việc hoàn thiện bản thân không bao giờ là khoản chi tiêu lãng phí vì kiến thức và kinh nghiệm là tài sản quý giá nhất của bạn. Điều này sẽ có ích cho công việc, mối quan hệ cũng như vấn đề tài chính của bạn trong tương lai.

Lọ 5: Quỹ hưởng thụ – Play account (10% thu nhập)

Cơm áo gạo tiền khiến con người luôn phải lao động vất vả để tạo ra thu nhập, phục vụ cho nhu cầu sống cơ bản. Tuy nhiên, không nên mải mê tiết kiệm mà cắt giảm đi khoản vui chơi giải trí và hưởng thụ cuộc sống như: chăm sóc nhan sắc, những cuộc gặp bạn bè, tiệc tùng, những chuyến du lịch,…

10% thu nhập dành cho quỹ hưởng thụ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn về mặt tinh thần, nâng cao hiệu quả công việc. Vậy nên, hãy dành thời gian để hưởng thụ sau những ngày làm việc mệt mỏi và cống hiến hết mình cho cuộc sống đủ đầy của bản thân. 

Lọ 6: Quỹ từ thiện – Give account (5% thu nhập)

Chiếc lọ tài chính cuối cùng theo quy tắc quản lý tiền bạc này là khoản tiền bạn nên dành ra để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, bạn bè hay người thân. Khi bạn đã ổn định về tài chính, bạn có thể hỗ trợ, giúp đỡ những người khác trên hành trình của họ.

Tuy nhiên, nếu tình hình tài chính bấp bênh, không quá cao thì bạn có thể giảm số % xuống cho phù hợp, nhưng đừng bỏ hẳn nhé (cho dù chỉ là 1%) bởi cho đi là một phần của cuộc sống, có nhiều người còn rất khó khăn và cần sự san sẻ yêu thương của bạn.

Một số lưu ý để sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính hiệu quả

6 chiếc lọ tài chính sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý và đảm bảo sức khỏe tài chính cá nhân bạn. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích mà nó mang lại, hãy lưu ý một số điều cơ bản sau:

Tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật khi ứng dụng phương pháp 6 chiếc lọ

Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn cần tuân thủ theo những quy định đã đề ra, bạn tuyệt đối không được sử dụng đến như quỹ tiết kiệm dài hạn trước khi đến thời gian hạn định. Bạn nên sử dụng tiền ở các lọ đúng mục đích, không sử dụng tiền của lọ này làm việc khác, không phung phí tiền.

Việc này giúp bạn làm việc có kế hoạch và đúng mục đích hơn. Từ đó, tài chính của bạn sẽ được quản lý an toàn và hiệu quả hơn.

>>Tìm hiểu thêm: Làm gì để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

Hình thành thói quen quản lý tiền bạc

Sau khi có được tổng thu nhập cá nhân mỗi tháng, bạn nên tự tạo thói quen chia nhỏ số tiền vào các lọ, liệt kê những việc cần chi tiêu theo ngày.

Điều này giúp bạn đạt được mục tiêu tiết kiệm, giữ tiền hàng tháng và đặc biệt là duy trì được việc quản lý tài chính theo quy tắc 6 chiếc lọ tài chính, hạn chế sự thất thoát của dòng tiền.

Không ngừng trau dồi kiến thức, phát triển bản thân

Điều này quan trọng với bất kỳ ai, với bất cứ phương pháp quản lý tài chính nào. Hãy nuôi dưỡng, phát triển thêm các kỹ năng cần thiết, đọc thêm sách nâng cao kiến thức chuyên môn, tham gia các khóa học đầu tư để hỗ trợ công việc, bổ trợ thêm cho bạn kiến thức đầu tư kinh doanh.

Nếu bạn có chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt thì sự thăng tiến trong công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính.

Tạo nguồn thu nhập thụ động

Có được một nguồn thu nhập thụ động tốt là điều cần thiết để bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính dài hạn, không phụ thuộc vào công việc hay bất cứ ai. Bạn có thể sử dụng tiền trong quỹ FFA để đầu tư vào các kênh: Chứng khoán, vàng, bất động sản… 

Lưu ý lựa chọn kênh đầu tư an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro tiền bạc. Có như vậy, sức khỏe tài chính của bạn sẽ được đảm bảo, giúp giảm thâm hụt quỹ trong các lọ.

Như vậy, quy tắc 6 chiếc lọ quản lý tiền bạc này là công thức giữ tiền thông minh cho bất cứ ai. Nếu bạn muốn đạt được tự do tài chính cá nhân, nghỉ hưu sớm thì hãy áp dụng ngay “bí kíp” 6 chiếc lọ này thường xuyên nhé.  

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm kiếm giải pháp tiết kiệm và giữ tiền hiệu quả. Hãy theo dõi Dr Tài chính để đón nhận nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Doctor Tài Chính
Admin
1 năm trước

Bạn thấy tâm đắc điều gì với nội dung bài viết? Hãy chia sẻ nhé!

Doctor Tài Chính
Admin
2 năm trước

Bạn suy nghĩ gì về nội dung bài viết? Hãy chia sẻ cho tác giả cùng toàn bộ bạn đọc nhé!

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x